Đau nhức xương khớp ở người cao tuổi: Nguyên nhân và cách phòng ngừa
Người cao tuổi thường mắc các vấn đề về xương khớp gây khó khăn trong cuộc sống. Theo ghi nhận có đến 60% người cao tuổi bị đau nhức xương. Đây chính là nguyên nhân gây ra suy giảm khả năng vận động. Bài viết hôm nay sẽ cung cấp cho bạn đọc những kiến thức giúp chăm sóc sức khỏe cho xương thật tốt.
1. Tổng quan bệnh đau nhức xương khớp ở người lớn tuổi
Đau nhức xương khớp là căn bệnh thường gặp nhất ở người lớn tuổi. Theo thống kê có khoảng 60% người trên 60 tuổi mắc bệnh về xương và tuổi càng cao thì tỷ lệ càng tăng.
Nhiều người cho rằng tình trạng đau nhức là do lão hóa tự nhiên thế nên họ cố gắng chịu đựng cơn đau. Thế nhưng ít ai biết rằng nếu không chữa trị thì cơn đau này sẽ chuyển sang mạn tính và làm ảnh hưởng sinh hoạt hàng ngày. Thậm chí có khoảng 10% người bệnh không được chữa trị đã chuyển sang biến chứng trầm trọng, có thể là tàn tật.
Bệnh đau nhức xương khớp là bệnh phổ biến ở người cao tuổi gây ra những ảnh hưởng xấu đến đời sống thường ngày
Người cao tuổi có thể gặp tình trạng đau nhức ở bất cứ khớp nào trên cơ thể như cổ, lưng dưới, tay chân. Theo thống kê cho thấy những vị trí khớp thường bị đau nhức ở người lớn tuổi là:
- Đầu gối: có khoảng 30.6% người bệnh đau nhức đầu gối và tỷ lệ tăng dần theo độ tuổi ở nữ giới.
- Hông: tỉ lệ thấp hơn khớp gối với 17.5% và tỷ lệ cũng tăng dần theo độ tuổi.
- Tay: có khoảng 13% đàn ông và 26% phụ nữ trên 70 tuổi được chẩn đoán đau ít nhất 1 khớp tay.
- Cột sống: tỷ lệ khoảng 16.9 - 19% bệnh nhân bị đau cột sống.
2. Nguyên nhân gây đau nhức xương khớp ở người cao tuổi
2.1. Nguyên nhân cơ giới
- Chấn thương: Những biến dạng thứ phát gặp sau tai nạn giao thông, té ngã,… gây ảnh hưởng đến khớp, các dây chằng khiến xương khớp bị tổn thương.
- Thừa cân: Do béo phì gây ra áp lực cho các khớp nhất là khớp gối và lưng. Về lâu dài cơn đau sẽ chuyển thành mạn tính.
- Ăn uống thiếu chất: Khi trẻ tuổi ăn uống không đủ chất dinh dưỡng, nhất là thiếu hụt canxi, omega 3 sẽ làm gia tăng khả năng bị đau nhức xương khi về già.
Việc ăn uống thiếu chất dinh dưỡng đặc biệt là canxi, omega 3 gây ra tình trạng đau nhức xương khi về già
- Chế độ sinh hoạt không lành mạnh: Thói quen sử dụng chất kích thích như rượu bia, hút thuốc lá, sử dụng ma túy,… cũng là tác nhân gây đau nhức xương khớp ở người cao tuổi.
- Thay đổi thời tiết: Thời điểm chuyển giao giữa các mùa rất dễ làm cho người già gặp vấn đề về sức khỏe, đặc biệt là đau nhức về xương.
- Ít vận động cơ thể: Người nào ít vận động cơ thể rất dễ bị cứng các khớp, máu vận chuyển đến khớp không thể tuần hoàn ổn định dễ gây ra tình trạng đau nhức xương.
- Di truyền: Nếu trong gia đình có người thân mắc bệnh về xương khớp thì bạn cũng có nguy cơ cao mắc bệnh.
2.2. Nguyên nhân bệnh lý
2.2.1. Viêm xương khớp/thoái hóa khớp
Khi tuổi càng cao thì lớp đệm tự nhiên nằm giữa sụn khớp sẽ bị suy giảm khiến sụn bị mỏng, mòn, yếu, dễ bị tổn thương. Khi lớp sụn này biến mất, 2 đầu của xương sẽ cọ xát với nhau gây ra sưng, đau, không còn linh hoạt, có thể xuất hiện gai xương. Hiện tượng thoái hóa khớp thường diễn ra ở người có độ tuổi từ 40 - 60 và là 1 căn bệnh mạn tính.
2.2.2. Viêm khớp dạng thấp
Đây là 1 loại viêm khớp tự miễn, đa phần xảy ra ở các khớp nhỏ nhỡ. Bệnh này diễn ra khi hệ miễn dịch tấn công vào hệ thống khớp trong cơ thể gây nên tình trạng đau nhức. Bệnh nhân không được chữa trị sớm sẽ dễ gây ra biến chứng dính khớp hay biến dạng khớp. Bệnh viêm khớp dạng thấp thường xuất hiện ở những người tuổi từ 40 - 60 và nữ giới có khả năng mắc bệnh nhiều hơn nam giới.
2.2.3. Viêm bao hoạt dịch
Bao hoạt dịch là 1 túi nhỏ có chứa dịch bên trong đóng vai trò là 1 miếng đệm tại phần xương, gân và những cơ nằm gần khớp giúp con người cử động dễ dàng. Người bị viêm bao hoạt dịch là tình trạng các túi này chứa dịch và phù nề khiến khớp bị cứng và đau. Tuổi càng cao thì khả năng bị viêm bao hoạt dịch càng lớn nhất là những người làm các công việc liên quan đến vận động nhiều.
2.2.4. Thoát vị đĩa đệm
Bệnh nhân thoát vị đĩa đệm có nhân nhầy bên trong đĩa đệm bị lệch ra khỏi vị trí ban đầu làm chèn ép lên các dây thần kinh và tủy sống. Bệnh nhân sẽ bị đau nhức ở vùng thoát vị và đau dọc theo dây thần kinh bị chèn ép. Tại Việt Nam, thoát vị đĩa đệm thường xảy ra ở những người có độ tuổi từ 30 - 60.
Thoát vị đĩa đệm là nguyên nhân bệnh lý gây ra bệnh đau nhức xương khớp
2.2.5. Viêm gân xương bánh chè
Xương bánh chè là 1 đoạn xương nhỏ dạng hình tròn nằm ở trước khớp gối và có khả năng di chuyển, nghiêng hoặc xoay. Xương bánh chè có vai trò hỗ trợ chân đi đứng. Gân xương bánh chè có cấu tạo từ các sợi cơ có độ bền và dai. Khi chúng bị viêm nhiễm sẽ làm xảy ra tình trạng sưng tấy và gây đau nhức ở khớp gối.
2.2.6. Loãng xương
Đây là tình trạng xương bị giảm mật độ và mỏng dần. Tình trạng này làm cho xương trở nên giòn dẫn đến dễ gãy và bị tổn thương. Biểu hiện đầu tiên của bệnh loãng xương là đau lưng.
Cần lưu ý rằng có đến hơn 150 loại bệnh liên quan cơ xương khớp khác nhau là nguyên nhân gây ra tình trạng đau nhức xương khớp ở người cao tuổi. Trên đây chỉ là một số căn bệnh phổ biến thường gặp hiện nay.
3. Hậu quả của đau nhức xương khớp ảnh hưởng đến cuộc sống
3.1. Mất ngủ
Người cao tuổi vốn đã khó ngủ nếu như bị đau nhức xương khớp sẽ càng dễ mất ngủ hơn. Việc thiếu ngủ sẽ khiến cho tình trạng đau nhức gia tăng với mức độ trầm trọng hơn.
3.2. Ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày
Những người cao tuổi bị đau nhức xương sẽ khiến cho khả năng thực hiện những hoạt động thường ngày như mặc quần áo, vệ sinh cá nhân,… bị suy giảm.
Tình trạng đau nhức xương sẽ khiến cho bệnh nhân gặp khó khăn trong việc thực hiện những hoạt động đơn giản thường ngày
3.3. Tăng cân
Tình trạng đau nhức xương khiến người cao tuổi ngại di chuyển, vận động và nhất là ngại tập luyện thể dục thể thao. Chính việc này đã khiến cho họ tăng cân và triệu chứng bệnh khớp nghiêm trọng hơn. Việc thừa cân cũng sẽ dễ gây ra những biến chứng nặng nề hơn như bệnh tiểu đường, cao huyết áp,…
3.4. Trầm cảm
Một nghiên cứu được thực hiện vào năm 2010 đã chỉ ra mối quan hệ giữa bệnh trầm cảm và bệnh xương khớp. Nghiên cứu đã cho thấy rằng, tình trạng đau nhức xương gây tác động đến sức khỏe tâm thần. Có hơn 40% những người thực hiện nghiên cứu có biểu hiện trầm cảm do các triệu chứng viêm khớp gây ra.
3.5. Một số biến chứng khác
Những biến chứng có thể xảy ra do đau nhức khớp gồm có:
- Hoại tử xương.
- Gãy xương.
- Viêm nhiễm và chảy máu ở khớp.
- Thoái hóa gân và các dây chằng bao quanh khớp.
Nếu như chủ quan không chữa trị bệnh đau nhức xương dễ dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng cho bệnh nhân
4. Điều trị đau nhức xương khớp cho người già
4.1. Điều trị bằng tây y
Để kiểm soát cơn đau nhức xương khớp ở người cao tuổi có một số loại thuốc giảm đau không kê đơn như sau:
- Thuốc Acetaminophen
- Acetaminophen hay paracetamol là lựa chọn điều trị được khuyến cáo cho các đau nhức xương khớp từ nhẹ đến trung bình
- Tuy nhiên trước khi điều trị người bệnh cần được đánh giá chức năng gan, vì thuốc làm tăng nguy cơ nhiễm độc gan
- Liều sử dụng thường sử dụng là 325- 650 mg mỗi 4 giờ
Thuốc giảm đau chống viêm không steroid (NSAID)
- NSAID là một trong những loại thuốc được kê đơn rộng rãi để giảm đau, chống viêm. Thuốc có thể được sử dụng đối với đau xương khớp liên quan đến viêm và được đề xuất như điều trị thay thế cho acetaminophen
- Sử dụng thận trọng NSAID cho người cao tuổi do có nguy cơ cao xảy ra các tác dụng phụ nghiêm trọng và đe dọa đến tính mạng
- Một số tác dụng phụ nghiêm trọng gồm xuất huyết tiêu hoá, đột quỵ, suy thận và bệnh tim thiếu máu cục bộ. Người bệnh có độ thanh thải creatinin thấp, bệnh dạ dày hoặc bệnh tim mạch cần dùng NSAID thận trọng do, nguy cơ mắc bệnh cao hơn.
Ngoài ra, khả năng xảy ra các tác dụng phụ trên đường tiêu hoá cũng tăng lên khi NSAID được dùng chung với aspirin liều thấp.
Lưu ý khi sử dụng thuốc chữa đau nhức xương khớp ở người cao tuổi
Đối với người già đau nhức xương khớp, việc sử dụng phác đồ điều trị đa phương thức gồm uống thuốc, tập thể dục, hỗ trợ tâm lý và liệu pháp can thiệp là hy vọng để chấm dứt chu kỳ đau xương khớp mãn tính. Tuy nhiên khi sử dụng thuốc cho người cao tuổi cần có nhiều lưu ý gồm:
- Không lạm dụng thuốc: khi sử dụng thuốc giảm đau kéo dài có thể gây ra tình trạng lạm dụng thuốc gây hại cho sức khỏe
- Thuốc chỉ giúp điều trị triệu chứng: các thuốc giảm đau chỉ giúp kiểm soát cơn đau chứ không điều trị được tận gốc vấn đề, không thể ngăn chặn tác động của quá trình lão hoá và hao mòn cột sống
- Không dùng thuốc giảm đau chung với rượu: dùng acetaminophen với rượu có thể gây tổn thương tới gan.
- Thuốc có tác dụng phụ: khi uống bất kỳ loại thuốc nào cũng cần biết tới tác dụng phụ có thể xảy ra của thuốc và cách sử dụng an toàn nhất
- Uống thuốc theo liều lượng quy định: Giúp tăng hiệu quả điều trị.
- Tránh tương tác thuốc bất lợi: tham khảo bác sĩ về các loại thuốc đang sử dụng để tránh tương tác thuốc bất lợi cho cơ thể.
4.2. Điều trị đau nhức xương khớp của Y học cổ truyền
- Các phương pháp dùng thuốc: Là dùng các bài thuốc uống trong hay bôi ngoài tại chỗ đau, rượu thuốc… Mục đích là làm thông kinh hoạt lạc, bổ huyết dưỡng khí giúp kinh lạc khí huyết của người bệnh được thông, từ đó mà các cơn đau nhức được thoái lui.
- Các vị thuốc thường dùng chữa các chứng đau nhức xương khớp như: Khương hoạt, độc hoạt, quế chi, can khương, phụ tử chế, uy linh tiên, thiên niên kiện, ý dĩ, thương truật, xuyên khung, ngưu tất...
- Các phương pháp không dùng thuốc: Châm cứu, bấm huyệt, điện châm, thủy phân, đắp nến (paraphin), giác hơi, chườm nóng… Các phương pháp này thường an toàn. Sau một thời gian điều trị người bệnh sẽ cảm thấy các cơn đau nhức xương khớp được giảm dần và biến mất.
Xoa bóp bấm huyệt làm giảm đau nhức xương khớp
Một số biện pháp giúp khắc phục các triệu chứng của bệnh:
- Xoa bóp: Dùng dầu gừng hoặc dầu khuynh diệp, các loại rượu thuốc xoa bóp trực tiếp các vùng xương khớp bị đau nhức để làm nóng khớp và tăng cường lưu thông khí huyết.
- Chườm nóng: Chườm nóng 20 phút giúp làm giảm các cơn đau xương khớp. Có thể dùng ngải cứu chườm nóng, ngâm chân bằng nước muối ấm, dùng lá lốt… cũng có hiệu quả làm giảm các cơn đau nhức xương khớp.
- Đau nhức xương khớp chỉ là triệu chứng, vì vậy thầy thuốc sẽ đi tìm căn nguyên gây bệnh để từ đó có phác đồ điều trị phù hợp. Theo Y học cổ truyền, các chứng đau nhức xương khớp có liên quan đến can và thận, vì vậy để giải quyết triệt để các chứng này, thầy thuốc sẽ dùng các bài thuốc bồi bổ can thận.
5. Phòng ngừa đau nhức xương khớp ở người cao tuổi
Để phòng chống đau nhức xương khớp do thoái hoá, người cao tuổi nên có chế độ sinh hoạt phù hợp kết hợp tập luyện và chơi các bộ môn nhẹ nhàng, hạn chế mang vác nặng và các động tác quá sức. Ngoài ra, các biện pháp phòng ngừa đau nhức xương khớp gồm:
- Lao động hợp lý: hạn chế khuân vác, chú ý kiểm tra thường xuyên để hạn chế các ảnh hưởng quá mức tới các khớp liên quan, tránh các tư thế xấu như ngồi còng lưng
- Dinh dưỡng hợp lý: tránh tình trạng béo phì, giữ cân nặng tối ưu, giảm các chất béo (dầu mỡ các loại), chất ngọt, kẹo bánh, chè, trái cây chín quá ngọt. Ngoài ra, rượu và thuốc lá có thể gây bệnh cho khớp háng (hoại tử đầu xương đùi) rất nguy hiểm. Bảo đảm bổ sung những chất chống lão hóa như vitamin E, A (dầu thực vật, đậu hạt, ngũ cốc), vitamin C (cam quýt, bưởi, ớt, cà chua,...), các khoáng chất vi lượng như selenium, kẽm, magnesium, canxi (có nhiều trong các loại rau màu xanh đậm, nghêu, sò, ốc, hàu)
- Trong đợt tiến triển của thoái hoá khớp, bệnh nhân đau nhiều cần đến khám tại các cơ sở khám chữa bệnh uy tín, có bác sĩ chuyên ngành cơ xương khớp để điều trị sớm, tránh việc dùng thuốc giảm đau không rõ nguồn gốc hoặc lạm dụng thuốc giảm đau
Đau nhức xương khớp là tình trạng phổ biến và có thể chữa trị được ở người cao tuổi. Điều quan trọng là cần phát hiện sớm những dấu hiệu cảnh báo bệnh và điều trị sớm.
Bài viết tham khảo: SKĐS, webmd.com, mayoclinic.org
Bác sĩ chuyên khoa Khoa II Trần Quang Đạt - Nguyên trưởng khoa Châm cứu Đại Học Y Hà Nội chia sẻ về sản phẩm Cao Nam Dương Đường Huyết
CAO NAM DƯƠNG - NHỊP SỐNG KINH DOANH HTV9
Quy trình sản xuất Cao Nam Dương
Cảm nhận của bệnh nhân khi sử dụng sản phẩm Cao Nam Dương Xương Khớp
Cô Hoàng Thị Lan - Bạc Liêu chia sẻ công dụng Cao Nam Dương Đường Huyết sau một thời gian sử dụng
Anh Lê Tuấn Anh - Gò Vấp đánh giá sản phẩm sau khi sử dụng sản phẩm Cao Nam Dương Đường Huyết
Chị Nguyễn Thị Linh ở Hải Phòng chia sẻ cảm nhận sau khi sử dụng sản phẩm Cao Nam Dương Đường Huyết
Bác sĩ chuyên khoa Khoa II Trần Quang Đạt - Nguyên trưởng khoa Châm cứu Đại Học Y Hà Nội chia sẻ về sản phẩm Cao Nam Dương Xương Khớp